TƯỞNG TƯỢNG CÓ LÀ CHÌA KHÓA CỦA GIÁO DỤC THẾ KỶ XXI?

Làm thế nào để hiểu rõ ý nghĩa, nền móng của sáng tạo, từ đó định hướng phương pháp giáo dục để nâng cao năng lực sáng tạo cho trẻ em – tương lai của xã hội – chính là điều mà các tổ chức giáo dục hiện nay quan tâm.

Sáng tạo là bắt buộc, không phải sự lựa chọn
Bản chất của các hoạt động kinh tế – xã hội đều nhằm tạo nên giá trị vật chất và tinh thần, từ đó gia tăng thịnh vượng trong xã hội. Ngày nay, sự dịch chuyển theo hướng khơi gợi, khai phóng năng lực sáng tạo ẩn trong mỗi nhân tố đóng góp của mọi nền kinh tế, mọi cấu trúc xã hội, mọi phương pháp giáo dục tiên tiến nhất đã khẳng định tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo đối với mức độ thịnh vượng của nền văn minh nhân loại.

Xin được kể câu chuyện ngành kinh tế: sự suy tàn hay thịnh vượng của các DN toàn cầu. Nếu không định hướng đúng đắn và có những chiến lược cải tiến sáng tạo (innovation), chính DN sẽ tự đánh mất năng lực cạnh tranh của mình, bị nhiều đối thủ vượt mặt và dẫn đến bị thị trường đào thải. Dễ thấy nhất đó là sự suy tàn của thương hiệu điện thoại Nokia, máy ảnh Kodak…, hay tình cảnh hiện nay của Vinasun – “ông hoàng” taxi Việt Nam một thời.

Ngược lại, các “gã khổng lồ” chi phối nền kinh tế thế giới ngày nay chính là những người nhận thức sớm nhất tầm quan trọng của nội lực sáng tạo. Ngược dòng lịch sử vào đầu thế kỷ trước, “Không ngừng sáng tạo thì sẽ không sợ bị diệt vong” đã là triết lý kinh doanh quan trọng của Henry Ford – cha đẻ của hãng ô tô Ford (Mỹ). Trải qua bề dày trăm năm hoạt động, Ford và đội ngũ đã chứng minh tính hiệu quả của sáng tạo trong việc tạo dựng nên đế chế ô tô hùng mạnh cho đến ngày nay.

Và vào thời đại của các “quốc gia công nghệ” 4.0, sáng tạo trở thành hạt nhân của sự phát triển. Theo số liệu của phòng sáng chế và thương hiệu Hoa Kỳ, trong năm 2018, thương hiệu lừng danh Apple được cấp trung bình 6 bằng sáng chế mỗi ngày. Hay mới đây, công nghệ mở khóa “quét tĩnh mạch lòng bàn tay”, với độ bảo mật được đánh giá cao hơn cả dấu vân tay đã ghi tên mình vào danh sách các phát minh sắp trình làng của nhà táo khuyết, tạo nên cơn sốt trong giới đam mê công nghệ. Để đạt được vị thế ngày hôm nay, không thể không nhắc đến hành trình nỗ lực sáng tạo đổi mới của đội ngũ nhân tài tại Apple.

Mấu chốt của sáng tạo: năng lực tưởng tượng
Phân tích sâu hơn, điều gì khiến Apple có khả năng gây dựng cả một kho tàng sáng tạo khổng lồ và chi phối thị trường đến vậy? Đúng như Steve Jobs từng tuyên bố: “Apple không hề nghiên cứu thị trường”, bộ phận R&D tại đây không bị bó buộc tư duy trong các khảo sát thị trường, trái ngược lại, họ mở lối cho trí tưởng tượng phát huy tối đa năng lực, bởi “Ý tưởng lóe lên trong khoảnh khắc là tập hợp của vô số quá trình dài trải nghiệm”.

Quá trình tưởng tượng, hình dung “hình mẫu người dùng tương lai” càng phong phú, cụ thể, nhiều xu hướng và nhu cầu tiêu dùng mới càng được sáng tạo, và loạt sản phẩm “tái định nghĩa ngành công nghệ” ngày càng trở nên phổ dụng trong cuộc sống. Bạn không nhìn nhầm đâu: tưởng tượng càng mạnh mẽ, càng có nhiều sáng tạo ý nghĩa. Tưởng tượng ở đây không phải là mơ mộng viển vông, mà là tưởng tượng sáng tạo có mục đích, phương pháp để tạo nên những phát kiến mới (innovation).

Theo nhiều nhà thần kinh học, tưởng tượng là hoạt động kích thích chức năng và hoạt động của toàn não bộ. Con người sở hữu 2 loại trí tưởng tượng: tái tạo và sáng tạo. Trong khi tưởng tượng tái tạo đơn thuần là khả năng tổng hợp những gì được nhận thức bằng 5 giác quan trong quá khứ, thì tưởng tượng sáng tạo đòi hỏi sự hình dung, phác thảo, xây dựng trong tâm trí những thứ hoàn toàn chưa có trong thực tế.

Nếu loài người không có trí tưởng tượng sáng tạo, những thứ quen thuộc như ô tô, smart phone, internet… trong xã hội hiện đại hôm nay sẽ không được thành hình, cũng như nhân loại không thể trở nên văn minh, tiến bộ. J.K Rowling, chủ nhân của bộ truyện Harry Potter khuynh đảo toàn cầu từng nói: “Trí tưởng tượng là nền tảng của mọi phát minh và đổi mới, hơn thế, nó còn cho phép chúng ta đồng cảm với mọi câu chuyện, mọi cuộc đời mà chúng ta chưa từng trải qua”. Có thể khẳng định, trí tưởng tượng là gốc rễ của tất cả sáng tạo vĩ đại.

Điều này cũng đúng đối với xu hướng khởi nghiệp tại Việt Nam – chủ đề nóng luôn thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, Việt Nam có 131,300 DN đăng ký thành lập mới trong năm 2018, đạt kỷ lục tăng trưởng về số lượng ba năm liên tiếp. Nhưng, để có thể “sống sót” qua con số “5 năm tử thần”, không lâm vào tình cảnh sớm nở tối tàn, điểm chung của các kỳ lân khởi nghiệp Việt nằm ở khả năng vận dụng linh hoạt năng lực tưởng tượng – hình dung vào mô hình khởi nghiệp sáng tạo của mình.

Trong quyển sách Khởi nghiệp sáng tạo, tác giả Tina Seelig đã đưa ra mô hình “vòng tròn phát minh” – kim chỉ nam cho các DN khao khát đưa ý tưởng của mình ra thế giới. Mô hình bao gồm 4 bước chính: hình dung những điều chưa có (tưởng tượng) -> tạo động lực thử nghiệm cái mới dựa trên sự tưởng tượng (sáng tạo) -> áp dụng sáng tạo để phát triển giải pháp (cách tân) -> kiên trì áp dụng phương pháp đổi mới nhằm tạo kết quả đột phá (khởi nghiệp). Theo đó, tưởng tượng sáng tạo sẽ quyết định đến sự bứt phá và thống lĩnh của các startup trên mọi đường đua.

Chìa khóa cho tương lai: Giáo dục năng lực tưởng tượng sáng tạo
Là 1 công ty công nghệ, dự án nghiên cứu Oxygen của Google (2018) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tưởng tượng sáng tạo và thu về kết quả đáng ngạc nhiên. Theo đó, “7 đặc điểm hàng đầu của những nhân viên thành công tại Google” lần lượt là: trở thành người huấn luyện giỏi(1), kỹ năng giao tiếp – lắng nghe tốt(2), hiểu biết sâu sắc giá trị – quan điểm của người khác(3), đồng cảm và gắn kết với đồng nghiệp(4), tư duy logic và giải quyết vấn đề(5), kết nối các ý tưởng phức tạp(6), và chuyên môn STEM (Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Toán học)(7).

Theo Google, nếu không kể đến các kỹ năng xã hội từ (1) đến (5), yếu tố (6): sự kết nối các ý tưởng phức tạp (để tạo nên thứ gì đó mới mẻ và hữu ích – định nghĩa của tưởng tượng sáng tạo) nằm ở vị trí cao hơn so với nhóm kiến thức chuyên môn STEM(7). Điều đặc biệt là đối với DN có vẻ “não trái” như Google, nhưng cách vận hành lại đặt yêu cầu cao cho năng lực tưởng tượng cùng kỹ năng cảm xúc – vốn là thế mạnh của não phải, càng chứng minh xu thế dịch chuyển của nền kinh tế – xã hội hiện nay: chú trọng khai phóng tiềm năng tưởng tượng sáng tạo vô hạn của con người.

Vậy là, muốn phát triển nội lực con người, xã hội lại quay về với bài toán cơ bản: giáo dục. Và giáo dục thế nào để phát huy hết tiềm năng tưởng tượng sáng tạo của thế hệ mầm non tương lai chính là thách thức lớn của nền giáo dục Việt Nam hiện nay.

Vào năm 2017, Hội thảo “Kỹ năng cơ bản thế kỷ XXI” thuộc chương trình Core skills của Hội đồng Anh toàn cầu đã diễn ra tại tpHCM nhằm giới thiệu, triển khai cách thức giáo dục “6 kỹ năng hàng đầu giúp trẻ thành công”, trong đó hoàn thiện năng lực tưởng tượng sáng tạo được xem là một trong những đích đến quan trọng của phương pháp.

Thiên tài Einstein từng chia sẻ: “Sự tưởng tượng quan trọng hơn kiến ​​thức. Khi soi rọi phương pháp tư duy của mình, tôi đã đi đến kết luận rằng, hơn bất kỳ loại hình trí thông minh nào khác, tưởng tượng chính là món quà ý nghĩa nhất đối với tôi”.

Seely Brown, tác giả và chuyên gia giảng dạy tại trường Đại Học Nam California (Mỹ), cũng thể hiện sự đồng tình: “Chìa khóa cốt lõi là khả năng tưởng tượng. Một khi tôi hình dung ra điều gì mới mẻ, sau đó lần lượt đặt các câu hỏi và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, tôi sẽ không bị mắc kẹt trong tình huống hiện tại. Sự sáng tạo làm nên mọi đột phá, trong đó trí tưởng tượng là trung tâm. Giỏi toán không phải vấn đề quan trọng đối với khoa học, nhưng giỏi tưởng tượng và không ngừng tò mò mới là quan trọng. Vậy làm thế nào để thúc đẩy khả năng tưởng tượng bay xa? Câu trả lời là âm nhạc và nghệ thuật”.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh: Tưởng tượng không phải là tài năng thiên bẩm mà là kết quả của cả hành trình trồng người đúng đắn. Đặc biệt, thời thơ ấu (3-6 tuổi) là giai đoạn phát triển năng lực tưởng tượng hiệu quả nhất cho tất cả mọi người. Việc cho trẻ tiếp xúc với các hoạt động nghệ thuật từ sớm sẽ làm tăng số lượng kết nối thần kinh, liên kết các vùng khác nhau, qua đó hình thành năng lực tưởng tượng – trí thông minh của não bộ. Một trí tưởng tượng mạnh mẽ sẽ đồng hành cùng thành công của con trẻ trên chặng đường đời sau này.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện trí tưởng tượng sáng tạo từ sớm cho con, các bậc phụ huynh hiện đại đang dần cởi mở hơn trong việc tạo điều kiện để con tiếp xúc, tham gia, thậm chí định hướng phát triển sự nghiệp tương lai của trẻ thông qua âm nhạc và nghệ thuật. Trong đó, hội họa được đánh giá là bộ môn phù hợp để phát triển trí tuệ cả 2 bán cầu não dựa trên sự tưởng tượng cùng các kỹ năng cảm xúc. Trên tinh thần đó, chương trình mỹ thuật sáng tạo tại Wow Art đã ra đời và phát triển mạnh mẽ.

Với chương trình giảng dạy được thiết kế dựa trên phương pháp 3K (Khơi gợi – Khám phá – Khích lệ) theo tiêu chuẩn của tổ chức Sáng tạo, Văn hóa và Giáo dục Vương Quốc Anh (CCE), trong suốt quá trình học tập tại Wow Art, thông qua các hoạt động kích thích trí tưởng tượng, trẻ được khuyến khích bước vào khai phá thế giới tâm trí, qua đó ươm mầm khả năng sáng tạo, tài năng mỹ thuật của riêng mình.

Không những thế, nhiều hoạt động tương tác trong suốt buổi học giữa trẻ và thầy cô, bạn bè còn góp phần hình thành các kỹ năng xử lý vấn đề, nuôi dưỡng cảm xúc tích cực, khuyến khích trẻ bỏ qua lỗ hổng trong ý tưởng để xây dựng sự tự tin và cởi mở trong các mối quan hệ xã hội.

Một phụ huynh có con theo học tại lớp vẽ sáng tạo của Wow Art hồ hởi chia sẻ: “Mình đã tham dự nhiều buổi học của con tại Wow Art. Các thầy cô hướng dẫn cặn kẽ từ cách vẽ, cách pha màu, hỗ trợ nhiệt tình cho bé trong suốt buổi học. Chất liệu vẽ đa dạng từ màu nước, màu sáp; chủ đề phong phú, khi ngoài vẽ tranh bé còn được làm túi xách, làm thiệp tặng bố mẹ; không gian học tập trong lành mát mẻ tốt cho thị lực của con. Vì vậy, mỗi lần đi học về bé nhà mình đều rất vui. Đặc biệt, nhờ các thầy cô luyện tập cho con thuyết trình trước lớp mà sau thời gian theo học tại Wow Art, bé nhà mình từ nhút nhát đã trở nên tự tin và hòa đồng hơn với mọi người xung quanh”.

Thanh-qua-sau-qua-trinh-thoa-chi-tuong-tuong-cua-cac-be

-Link tham khảo khóa học màu nước sáng tạo giúp bé vừa học vừa chơi, khai mở trí tưởng tượng và phát triển cảm xúc tích cực: https://wowart.vn/lop-ve-thieu-nhi/
-Hotline: 0902 547 626

Add your thoughts

Your email address will not be published. Required fields are marked *