Báo cáo quan trọng này sẽ xem xét cải cách giáo dục ở năm thành phố trên thế giới: London, New York, Dubai, Rio de Janeiro và Thành phố Hồ Chí Minh. Các thành phố đại diện cho năm xã hội vô cùng khác nhau về phát triển kinh tế, chính trị và văn hóa. Chúng tôi đã chọn những thành phố này vì mỗi nơi dường như có một câu chuyện hứa hẹn nói về chính sách lãnh đạo để nâng cao kết quả chất lượng cho trường học.
Trình độ của sinh viên Việt Nam là đặc biệt hơn cả nếu bạn xem xét đến tình hình kinh tế của đất nước này. So sánh tỷ lệ sinh viên đạt từ cấp độ 2 trở lên trong toán học (PISA 2012) với GDP bình quân đầu người đã cho thấy một mối tương quan toàn cầu mạnh mẽ giữa mức độ thu nhập và học lực. Nghĩa là các nước có GDP càng cao (chỉ bao gồm các nước có GDP dưới $50,000) thì phần trăm sinh viên đạt PISA trên cấp độ 2 sẽ càng cao. Nhưng ở đây có một ngoại lệ đầy ý nghĩa là Việt Nam, quốc gia có thu nhập thấp nhất (khoảng $5,000) nhưng có số sinh viên đạt từ cấp độ 2 trở lên trong toán học khoảng 85%.
Dựa trên các chỉ số PISA về tình trạng kinh tế, xã hội và văn hóa (ESCS) (một chỉ số được tạo ra từ năm biến, bao gồm giáo dục của cha mẹ và sự sẵn có của các nguồn tài nguyên giáo dục ở nhà) Việt Nam đứng cuối cùng trong tất cả các nước tham gia.
Giáo dục của cha mẹ được chấp nhận rộng rãi như là một máy quan trắc mạnh mẽ về kết quả giáo dục trẻ em, nhưng Việt Nam lại một lần nữa dường như đã hất ngã xu hướng này.
Mặc dù kết quả kiểm tra PISA năm 2012, được công bố vào năm 2013, gây ra một sự khuấy động đặc biệt, hai nghiên cứu quan trọng khác đã công nhận rằng hệ thống giáo dục của Việt Nam đã được cải thiện nhanh chóng. Báo cáo năm 2011 của Ngân hàng Thế giới về Việt Nam, kết hợp với Sở Phát triển Quốc tế của Anh (DFID) và Chính phủ Bỉ, viết về trình độ của Việt Nam là:
“Nhìn chung khá đáng chú ý. Đặc biệt, khi chúng ta xem xét sự gia tăng kết hợp giữa chuyên cần, hoàn thành chương trình học và điểm chuẩn. Sự gia tăng này cho thấy không có sự thỏa hiệp giữa số lượng và chất lượng cho đến nay, nhưng chất lượng cao hơn có thể tăng cường động lực để học sinh ở lại và hoàn thành việc học’.
Tương tự như vậy, Bộ Phát triển Quốc tế của Đại học Oxford đã tiến hành một nghiên cứu dài hạn trong bốn quốc gia, trong đó có Việt Nam, trong đó chỉ ra rằng “Việt Nam là một tín hiệu của hy vọng” và học lực của học sinh “thực sự đặc biệt”.
Một trong những khía cạnh ấn tượng nhất về Việt Nam là sự khiêm tốn của các đại diện của Chính phủ Việt Nam, những người đang kiên trì chỉ ra rằng vẫn còn rất nhiều việc phải làm và hệ thống vẫn chưa hoàn hảo. Có những thách thức, ví dụ, trong tỷ lệ tốt nghiệp. Thống kê cho thấy, tỷ lệ bỏ học vẫn còn cao, mặc dù tỉ lệ đó khá thấp ở các khu vực đô thị và đang giảm một cách ổn định.
(Theo CfBT Education Trust)