PHƯƠNG PHÁP NUÔI DƯỠNG CẢM XÚC TÍCH CỰC CHO TRẺ

Giáo dục cảm xúc tích cực cho trẻ là cả quá trình dài, đòi hỏi nhiều nỗ lực của tất cả mọi người. Wow Art xin chia sẻ với các bậc phụ huynh một số phương pháp để nuôi dưỡng, phát triển tinh thần khỏe mạnh cho bé.

Chấp nhận sai sót

Bố mẹ cần dạy trẻ 1 điều: Không ai hoàn hảo mọi thứ. Thay vì ném về phía trẻ những điều tiêu cực hoặc những câu xoa dịu “vô thưởng vô phạt” như “Con đã làm tốt lắm”, bố mẹ cần dạy trẻ cách chấp nhận và cùng nhau rút ra bài học kinh nghiệm.

Động viên, khen thưởng đúng cách

Trẻ luôn muốn lắng nghe những lời động viên từ người thân để trở nên mạnh mẽ, vững vàng, can đảm hơn. Các phụ huynh có thể “sạc pin” cảm xúc cho con bằng những câu nói:

  • Hôm nay con thế nào?
  • Bố mẹ yêu con!
  • Bố mẹ tin tưởng con.
  • Bố mẹ tự hào về con.
  • Con có thể làm được, đừng từ bỏ!
  • Cảm ơn con đã giúp bố mẹ

bo-me-khen-thuong-va-khich-le-cam-xuc-tich-cuc-cho-be

Phương pháp khích lệ trẻ phổ biến của người Nhật chính là ghi nhận và trao thưởng xứng đáng với nỗ lực. Chỉ với vài phần thưởng: thêm thời gian xem chương trình TV, quà bánh, chuyến dạo chơi ngoài phố…, trẻ sẽ cảm nhận được mỗi cố gắng của mình đều được tôn trọng và ghi nhận.

Ngoài ra, khen ngợi cũng là món quà tinh thần bố mẹ cần trao khi trẻ hoàn thành việc được giao. Ví dụ, khi được con giúp đỡ dọn dẹp phòng ngủ hoặc rửa bát sau bữa ăn, người lớn có thể khen ngợi con đã làm rất tốt, bố mẹ rất tự hào về con… Món quà vô hình này sẽ tạo động lực để con nỗ lực hoàn thành nhiều công việc khác.

Luyện tập cùng con nuôi dưỡng cảm xúc tích cực

  • Làm mẫu trải nghiệm tích cực và chia sẻ niềm vui với con: Con cái chính là tấm gương phản chiếu của bố mẹ, vì vậy người lớn cần làm gương khi dạy trẻ về thái độ tích cực. Bố mẹ xử lý cảm xúc của mình một cách lành mạnh, chia sẻ cảm xúc vui mừng, yêu thương, ấm áp với con, từ đó bé sẽ học và làm theo. Chẳng hạn, bố mẹ có thể cùng con xem 1 bộ phim hài hước hay chia sẻ 1 câu chuyện tốt lành. Tiến sĩ Fredrickson nói: “Sự tích cực được sẻ chia có tác động lớn đến sức khỏe tinh thần của trẻ”.
  • Thực hành “thiền yêu thương”: Giúp xây dựng lòng trắc ẩn và nhiều cảm xúc tích cực. Bố mẹ dạy bé nghĩ về những người thân yêu và gửi suy nghĩ tích cực cho họ: “Chúc bạn an toàn”, “Chúc bạn hạnh phúc”, “Chúc bạn khỏe mạnh”, “Chúc bạn sống với sự dễ chịu”. Sau này, trẻ sẽ mở rộng suy nghĩ tích cực đến nhiều người xung quanh.

chuc-bo-me-an-toan-hanh-phuc-khoe-manh-song-thoai-mai

  • Dạy con trân trọng mọi thứ và viết nhật ký: Theo Tiến sĩ Fredrickson, việc nhận diện và trân trọng khoảnh khắc hạnh phúc như tiếng cười, cái ôm, tiếng chim hót, buổi bình minh… sẽ gieo mầm suy nghĩ tích cực. Việc viết nhật ký cũng sẽ khuyến khích con tìm kiếm cái đẹp từ muôn nơi, định hình cho trẻ góc nhìn tích cực về bản thân và thế giới.
  • Tạo cơ hội cho con tham gia hoạt động xã hội: Tiến sĩ Sonja Lyubomirsky, giáo sư tại Đại học California, cho biết: “Những người tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện sẽ trở nên ngày càng hạnh phúc”. Khi trẻ giúp đỡ người khác, bé cũng cảm nhận tốt về mình, từ đó bồi đắp suy nghĩ lạc quan và tích cực.

Cho trẻ tham gia các môn Nghệ thuật như Vẽ sáng tạo

Ngày nay, giáo dục cảm xúc thông qua nghệ thuật ngày càng được nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Các nghiên cứu đã chứng minh: Hoạt động nghệ thuật như chơi nhạc, múa hát, thủ công, vẽ tranh… đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cảm xúc của trẻ. Chúng ta sẽ cùng phân tích lợi ích về mặt cảm xúc trẻ gặt hái được qua bộ môn vẽ sáng tạo nhé.

Giáo sư nghệ thuật Elliot Eisner (Đại học Stanford) xác định những lợi ích mà bé có được từ việc học vẽ sáng tạo. “Điều đầu tiên bé học được là sự thỏa mãn. Chính quá trình sáng tạo nên những hình vẽ bằng các vật liệu, dụng cụ và ý tưởng đa dạng sẽ hình thành sự thỏa mãn trong nội tâm, cảm xúc của bé”.

ve-sang-tao-la-hoat-dong-giai-bay-va-the-hien-cam-xuc

Thứ hai, vẽ sáng tạo khuyến khích bé thể hiện sự độc lập và khéo léo. Ví dụ, cách bé cầm cọ, pha màu nước, sáng tác nên bức tranh đẹp nói lên rằng bé rất tự hào về khả năng nghệ thuật của mình. Cũng sẽ có khi bé chỉ cầm bút màu nhưng không vẽ, đây chính là lúc bé được thỏa mãn nhu cầu xúc cảm (khi được cầm, cảm nhận thứ mình thích). Cảm xúc được giãi bày, được thể hiện và được chia sẻ qua hoạt động vẽ tranh sẽ góp phần xây dựng tích cách độc lập, khéo léo ở trẻ.

ve-sang-tao-giup-tre-ren-luyen-su-kien-tri-kha-nang-lam-viec-doc-lap-va-su-ti-mi

Thứ ba, việc học hỏi từ người lớn và bạn bè cùng trang lứa khi vẽ sáng tạo giúp con hiểu hành động của mình có mối liên kết như thế nào với xung quanh. Từng khoảnh khắc đẹp của cuộc sống, của mọi người được chính tâm hồn trẻ thơ quan sát, cảm nhận và truyền tải qua từng bức tranh. Trong quá trình sáng tác mỹ thuật, bé đồng thời trò chuyện, chia sẻ cảm xúc với thầy cô bè bạn, từ đó phát triển chỉ số cảm xúc tích cực.

ve-tranh-giup-tre-nho-gan-ket-voi-gia-dinh-va-xa-hoi

Trên nền tảng đó, lớp vẽ sáng tạo Wow Art mang đến môi trường khuyến khích trẻ phát triển toàn diện cảm xúc cá nhân lẫn tinh thần cộng đồng. Tại Wow Art, các học viên được trải nghiệm sự đa dạng từ chủ đề bài học, các hoạt động teamwork và thuyết trình chia sẻ ý tưởng, Ngày hội Sáng tạo & Chương trình ngoại khóa cho các con cùng học cùng chơi… Qua đó, cảm xúc tích cực, tinh thần sáng suốt và khỏe mạnh của các con sẽ được nuôi dưỡng và hoàn thiện từng ngày.