7 cách để thúc đẩy sự sáng tạo cho các bé (P2)

3. Cho trẻ em sự tự do và tự chủ để khám phá những ý tưởng của chúng và làm những gì chúng muốn. Đừng chỉ đạo quá nhiều

Hãy dạy bé cách tự bảo vệ mình, cảnh giác với người lạ thay vì sống trong nỗi sợ hãi rằng các bé sẽ bị bắt cóc. Và hướng dẫn bé tìm được ngành nghề mình yêu thích thay vì sợ hãi các bé không được nhận vào một trường đại học lớn.

Cũng giống như khi bạn dạy bé chỉ được tô màu trong đường vẽ, điều đó có thể làm giảm tính linh hoạt trong tư duy. Trong một nghiên cứu, nếu chỉ đơn giản trình bày một cách lắp ráp mô hình, nó có thể sẽ làm các bé không thể sáng tạo ra cách làm khác để hoàn thành nhiệm vụ này.

4. Khuyến khích trẻ em đọc vì sự vui thích và tham gia vào nghệ thuật

Hạn chế thời gian xem truyền hình hay đối diện các loại màn hình khác, thay vào đó hãy để các bé tham gia vào các hoạt động sáng tạo như luyện tập một vở kịch, học vẽ, đọc mọi cuốn sách được viết bởi một tác giả yêu thích.

5. Hãy cho trẻ cơ hội để thể hiện “tư tưởng khác nhau”

Hãy để các bé cho những ý kiến trái ngược với bạn. Khuyến khích các bé tìm nhiều hướng đi đến một giải pháp và nhiều hơn một giải pháp cho một vấn đề. Khi các bé giải quyết thành công một vấn đề, yêu cầu bé giải quyết nó một lần nữa với một cách làm mới (cùng một giải pháp, lộ trình khác nhau). Sau đó yêu cầu các bé đưa ra thêm các giải pháp khác cho cùng một vấn đề.

6. Đừng thưởng cho cho các bé vì biểu hiện sự sáng tạo: khích lệ xen giữa quá trình sáng tạo sẽ làm giảm chất lượng sự hưởng ứng và tính linh hoạt trong suy nghĩ của các bé

Cho trẻ được làm các hoạt động sáng tạo mà chúng thực sự thích thú và tích cực làm, đó sẽ là phần thưởng tốt nhất cho bé. Thay vì thưởng cho bé một phần quà vì bé đã luyện đàn piano, hãy cho phép bé làm một việc khác mà bé thích hơn – có thể ngồi tại bàn của mình vẽ tranh hoặc tham gia một lớp học khoa học.

7. Hãy cố gắng đừng quá để tâm đến những gì con của bạn đạt được.

Quan trọng là quá trình chứ không phải là sản phẩm. Một cách để bạn có thể làm được điều này là hãy hỏi những câu hỏi về quá trình như: Con làm, vẽ hay chơi có vui không? Con đã làm xong chưa? Con thích gì về hoạt động đó?

Nguồn: http://greatergood.berkeley.edu